Sơn nước là sản phẩm được rất nhiều khách hàng yêu thích và sử dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên việc sử dụng sơn nước nếu không đúng cách, không đúng kỹ thuật thì rất dễ dẫn đến những sai lầm thường gặp.
Hôm nay sonthienhongan.com sẽ liệt kê 15 lỗi kỹ thuật thường gặp khi sơn nhà để mọi người cùng lưu ý để có những bước chuẩn bị thật tốt trước khi tiến hành khoác lên ngôi nhà mình một bộ áo mới để đón tết nhé! Dưới đây tổng hợp các sai lầm trong kỹ thuật thường mắc phải khi bạn sử dụng sơn nước.
Mục Lục Bài Viết
Tổng Hợp 15 Lỗi Kỹ Thuật Thường Gặp Khi Sơn Nhà
1. Màng sơn bị nứt nẻ
♦ Hiện tượng: Sau khi khô, màng sơn xuất hiện những vết rạn, vết nứt.
♦ Nguyên nhân:
- Sử dụng loại sơn rẻ tiền, chất lượng quá thấp.
- Pha quá loãng hoặc lăn sơn quá mỏng.
- Dùng hai lớp sơn có độ co dãn khác nhau.
- Sử dụng lớp matit không đạt chất lượng, dễ bị răn, nứt .
- Kết cấu vật cần sơn yếu. Ví dụ như móng bị lún, tường bị xé.
⇔ Cách xử lý: Dùng bàn sủi và bàn chải sắt cao bỏ toàn bộ lớp sơn, chà nhám bề mặt và các góc sau đó xử lý sơn lại.
2. Màng sơn bị rêu, mốc
♦ Hiện tượng: Sau khi khô, trên màng sơn những đốm, vệt mốc đem, xanh…
♦ Nguyên nhân:
- Do bề mặt cần sơn bị ẩm.
- Bề mặt tường cũ bị nấm mốc không xử lý mà sơn đè lớp sơn mới lên.
- Sơn quá mỏng hoặc chỉ sơn 1 lớp, không đủ lượng chất chống mốc cần thiết.
- Dùng sơn nội thất đem ra ngoài sơn.
⇔ Cách xử lý: Kiểm tra bằng cách dùng thuốc tẩy nhỏ 1 giọt vào nơi có rêu mốc (đốm màu), nếu đốm màu bị mờ đi đó là rêu mốc. Chà rửa toàn bộ bề mặt để tẩy rêu mốc bằng chất tẩy Javen. Nên dùng loại sơn nước có chất lượng, khả năng chống nấm mốc cao.
Bạn có thể tham khảo bài viết tự tay sơn tường nhà đẹp và tiết kiệm
3. Màng sơn bị mất màu, bay màu:
♦ Hiện tượng: Sau khi khô một thời gian màng sơn bị nhạt màu hoặc mất hẳn màu. Ta thường gọi là hiện tượng bay màu sơn.
♦ Nguyên nhân:
- Màng sơn bị phân hủy dưới tác dụng của tia tử ngoại và nhiệt độ cao.
- Dùng sơn nội thất đem sơn cho ngoại thất.
- Bị cháy do kiềm hóa: do không dùng lớp sơn lót chống kiềm.
- Cố tình dùng màu sơn không phù hợp. (Lỗi này thường do các đại lý bán sơn cố tình sử dụng công thức pha màu sai hoặc không có của nhà sản xuất.)
⇔ Cách xử lý: Thi công khi nhiệt độ phù hợp. Dùng loại sơn phù hợp và sử dụng sơn lót.
4. Màng sơn bị cháy kiềm (kiềm hóa)
♦ Hiện tượng: Màng sơn bị mất màu, có những đốm loang.
♦ Nguyên nhân:
- Do độ kiềm của hồ, vữa quá cao tấn công vào lớp màng sơn, làm suy yếu chất kết dính, dẫn đến mất màu và xuống cấp toàn bộ màng sơn.
- Do lớp hồ vữa quá tươi hoặc lớp bột bả matit có độ kiềm cao.
- Không sử dụng lớp sơn lót chống kiềm.
⇔ Cách xử lý: Nhớ sử dụng sơn lót. Sử dụng hồ vữa phải đảm bảo độ kiềm.
5. Màng sơn bị chảy:
♦ Hiện tượng: Bề mặt màng sơn không bằng phẳng, bị chảy thành dòng.
♦ Nguyên nhân:
- Do vệ sinh bề mặt cần sơn không kỹ, còn sót lại nhiều bụi của lớp matit .
- Pha sơn quá loãng.
- Tay nghề thi công kém.
6. Màng sơn có độ phủ kém
♦ Hiện tượng: Bề mặt màng sơn không che phủ hết lớp nền .
♦ Nguyên nhân:
- Pha sơn quá loãng.
- Sử dụng loại sơn rẻ tiền.
- Thi công không đúng theo quy trình.
- Tay nghề thi công thấp, lăn không đều.
7. Màng sơn bị lệch màu
♦ Hiện tượng: Khi dặm vá bị lệch màu
♦ Nguyên nhân:
- Do sử dụng sơn khác màu để dặm vá.
- Lớp lót không đều hoặc không lót, nên khi dặm vá giống như sơn lớp thứ hai lên lớp thứ nhất .
- Sử dụng dụng cụ thi công khác nhau để dặm vá.
- Nhiệt độ khi dặm vá khác với khi sơn các lớp sơn trước.
- Người thi công có tay nghề kém.
- Nhà sản xuất kiểm soát màu không kỹ.
8. Màng sơn bị xà phòng hóa
♦ Hiện tượng: Bề mặt màng sơn bị nhớt và biến màu thường do sự cô đọng chất hoạt động trên bề mặt sơn nước ở các nơi có độ ẩm cao. Nó có dạng vết màu nâu nhạt và đôi khi trông nó như vết xà phòng hay dính nhầy.
♦ Nguyên nhân:
- Tất cả các loại sơn nước đều bị hiện tượng này khi sơn ở những nơi có độ ẩm cao, đặc biệt ở vị trí trần nhà.
- Do xà phòng hoặc kiềm đọng lại trên màng sơn một thời gian dài.
⇔ Cách xử lý: Dùng xà phòng hoặc chất tẩy Javen rửa sạch nơi bị sự cố trước khi sơn lại. Lưu ý khi sơn phòng tắm nên để màng sơn thật khô mới sử dụng nước.
9. Màng sơn bị muối hóa:
♦ Hiện tượng: Bề mặt màng sơn có một lớp chất trắng như muối, thường gặp nhất là sơn màu đậm.
♦ Nguyên nhân: Do thi công trên bề mặt tường mới bị ẩm dẫn đến sự hình thành muối canxi CaCO3 đọng lại trên bề mặt màng sơn.
⇔ Cách xử lý:
Nếu bị thấm ẩm cần phải tìm nguyên nhân ngấm để xử lý sửa chữa lại. Nếu bị ẩm do thấm từ bên trong, cần phải thông gió cho khu vực hay bị ẩm như nhà bếp, phòng tắm, phòng giặt.
Dùng bàn chải sắt để chà rửa sạch toàn bộ bề mặt bị nổi muối. Để khô rồi tiến hành xử lý sơn lại.
10. Màng sơn bị rỗ
♦ Hiện tượng: Bề mặt tường sau khi sơn xuất hiện các hạt lấm tấm hoặc bị các vết rỗ tròn như ảnh minh họa phía dưới
♦ Nguyên nhân: Đối với trường hợp có lẫn hạt có thể đến từ 3 nguyên nhân sau:
- Thứ nhất: Do bụi bẩn bắn vào trong quá trình thi công.
- Thứ hai: Do sử dụng dụng cụ thi công cũ hoặc bị bẩn.
- Thứ ba: Do vệ sinh bề mặt tường không kỹ, để lại trên bề mặt nhiều bụi hoặc quá trình xả nhám lớp matit ẩu khiến bụi còn xót lại trên tường.
Trường hợp tường xuất hiện các vết rỗ nguyên nhân chính là do pha sơn quá loãng đã tạo ra nhiều bọt khí. Khi thi công thì bọt khí hiện diện trên màng sơn. Khi khô vỡ ra tạo thành lỗ.
Chính vì vậy, hãy nhớ chỉ nên pha từ 5% đến không quá 10% nước sạch vào sơn để thi công và phải khuấy thật đều trước khi thi công.
⇔ Cảnh báo! Nước nhiễm phèn, nhiễm muối sẽ làm hỏng sơn.
11. Màng sơn bị nhăn
♦ Hiện tượng: Sau khi khô màng sơn bị nhăn nheo, sần sùi, không mượt, không phẳng.
♦ Nguyên nhân: Sử dụng lu lăn sơn không thích hợp: Lu lăn sơn có lông quá dài sẽ khiến bề mặt sơn có vân lớn, sần sùi.
Lớp sơn bên ngoài khô trước, lớp bên trong vẫn chưa kịp khô khiến bề mặt sơn bị nhăn nheo. Trường hợp này thường do 3 lý do sau:
- Thứ nhất: Do sơn dày quá hoặc sơn không đều, chỗ dày, chỗ mỏng làm cho sơn không khô cùng lúc.
- Thứ hai: Do sơn dưới trời nắng gắt khiến lớp ngoài bị khô quá nhanh, lớp bên trong chưa kịp khô.
- Thứ ba: Do sơn xong gặp trời lạnh, nhiệt độ giảm đột ngột cũng làm cho lớp trong khô chậm và lớp ngoài khô nhanh.
⇔ Cách xử lý:
- Xả bỏ hoàn toàn màng sơn bị hỏng
- Sơn nhiều lớp mỏng thay vì sơn 1 lớp dày
- Chỉ sơn lớp sau khi lớp đầu đã khô hoàn toàn.
12. Màu sơn không đồng nhất
♦ Hiện tượng: Lớp sơn hoàn thiện có màu không đồng nhất.
♦ Nguyên nhân:
- Do không khuấy đều thùng sơn trước khi lăn.
- Thợ thi công không đều tay.
- Dụng cụ thi công khác nhau.
- Dặm vá không khéo léo.
- Mỗi lần thi công, sơn được pha loãng với tỷ lệ khác nhau.
⇔ Cách xử lý:
- Chú ý quấy đều khi pha sơn
- Tỷ lệ pha sơn phải đúng với hướng dẫn sử dụng
- Khi sơn phải lăn đều tay
Lưu ý: Với căn nhà có thiết kế mở thì từng khu vực bạn lại nên sử dụng những gam màu khác nhau.
13. Sự phấn hóa
♦ Hiện tượng: Bề mặt màng sơn có bột trắng (dạng phấn)
♦ Nguyên nhân :
- Dùng loại sơn rẻ tiền kém chất lượng, tỷ lệ bột đá, chất độn và chất tạo màng cao.
- Tia tử ngoại và thời tiết ảnh hưởng xấu đến màng sơn .
- Do pha sơn quá loãng làm giảm độ độ kết dính của sơn.
Lưu ý:Tỷ lệ pha thêm nước vào sơn không quá 10%.
⇔ Cách xử lý: Dùng giấy nhám chà sạch bụi phấn, lau sạch bề mặt. Lăn lại 1 lớp sơn lót chống kiềm, sau đó lăn lại lớp sơn phủ màu.
14. Màng sơn bị phồng rộp
♦ Hiện tượng: Sau khi khô, hình thành túi (bóng) khí trong màng sơn.
♦ Nguyên nhân:
- Do bề mặt cần sơn thường xuyên bị ẩm ướt
- Do thi công trên bề mặt quá ẩm.
- Điều kiện thi công không đảm bảo: nhiệt độ thấp, thời tiết quá ẩm ướt .
- Thời gian giữa các lớp sơn quá ngắn.
⇔ Cách xử lý:
- Nếu màng sơn bị phồng rộp từ bề mặt được phủ thì đây là do nguyên nhân bị ẩm từ trong ra ngoài. Cần phải xử lý nguyên nhân thấm. Sửa chữa các nơi bị thấm và thông gió cho bên trong. Dùng bàn chải sắt chà sạch lớp phồng rộp. Tiến hành lăn lại 1 lớp sơn lót chống kiềm, sau đó lăn lại lớp sơn phủ màu.
- Nếu màng sơn không bị phồng rộp từ bề mặt được phủ, thì nguyên nhân gây phồng rộp ở đây có thể do bị thấm từ xung quanh. Cũng có thể bị hư hỏng do thi công dưới trời quá nắng, bề mặt bị nóng hay quá ẩm. Trong trường hợp này cần chà nhám hoặc cạo sạch lớp bề mặt sau đó sơn lại bằng loại sơn có chất lượng.
15. Màng sơn bị bong tróc
♦ Hiện tượng: Sau khi khô màng sơn bị bong tróc. Có thể bị tróc 1 hoặc toàn bộ lớp màng.
♦ Nguyên nhân:
- Xử lý bề mặt không tốt, còn bụi bám hay các chất làm giảm độ bám dính như dầu, mỡ, sáp …
- Thi công không sử dụng đúng hệ thống sơn, không sử dụng sơn lót chống kiềm.
- Tường bị thấm do màng sơn cũ đã bị phồng rộp hoặc phấn hóa.
- Thi công dưới điều kiện sự tạo màng bị cản trở như nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp hoặc có nhiều gió làm cho màng sơn bay hơi quá nhanh.
- Thi công trong điều kiện sự tạo màng bị cản trở (trời mưa, không khí lạnh…)
⇔ Cách xử lý:
- Nếu bị ảnh hưởng do độ ẩm từ bên ngoài tác động cần kiểm tra trám vá nơi bị hở, sửa lại mái và làm sạch máng xối, chặt các cành cây to dựa sát tường.
- Nếu bị ảnh hưởng do độ ẩm từ bên trong nên thông gió cho khu vực hay bị ẩm, cạo bỏ toàn bộ lớp sơn bị bong tróc, chà nhám bề mặt sau đó sơn lại bằng loại sơn chất lượng cao.
Tham khảo thêm bài viết: Quy trình thi công sơn nước để biết thêm chi tiết
Để được tư vấn kỹ hơn và mua sơn chất lượng cao chuẩn xuất xứ nhà máy hãy liên hệ ngay với:
Hãy liên hệ của chúng tôi để được tư vấn miễn phí và chu đáo nhất!.
Đại Lý Sơn Jotun Chính Hãng Tại Kinh Dương Vương – Quận Bình Tân
Sơn Thiên Hồng Ân Chiết Khấu Cao Từ 35% – 50%
Add: 196 Kinh Dương Vương, Phường An Lạc A, Bình Tân, Hồ Chí Minh
Hotline: 0917.121.002 Mr.Thế