Tin Tức Nổi Bật, Tư Vấn Sơn Nhà

Bí Quyết Phối Màu Sơn Nhà Đẹp Theo Xu Hướng 2021

Bên cạnh việc bài trí nội thất hợp lý thì thì màu sơn nhà đẹp cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng. Bởi lẽ màu sơn không chỉ tạo nên sắc màu cho ngôi nhà thân yêu. Mà nó còn tác động rất nhiều đến cảm xúc và tinh thần của các thành viên trong gia đình. Xu hướng màu sơn nhà đẹp 2021 thiên về gam màu nào? Nếu bạn đang muốn “refresh” không gian sống. Hay bạn đang trong quá trình hoàn thiện nội thất cho gia đình. Thì hãy tham khảo ngay bài viết này nhé!

Bí Quyết Phối Màu Sơn Nhà Đẹp Theo Xu Hướng 2021

Phối màu sơn nhà đẹp không chỉ giúp bạn thể hiện được gu thẩm mỹ tinh tế của mình. Mà còn giúp khẳng định rõ nét phong cách sống của mình. Bên cạnh đó, việc sở hữu mẫu sơn nhà đẹp cũng đồng nghĩa với việc bạn đã đem lại một không gian sống lý tưởng cho gia đình thân yêu của mình: Con cái học hành thông minh, tài vận hanh thông, gia đình khỏe mạnh và ấm áp.

Trước tiên bạn đã thật sự nắm rõ nguyên tắc phối màu 60 – 30 – 10 chưa nào? Nếu chưa bạn có thể tham khảo chi tiết tại bài viết đây ⇒ ⇒ ⇒ Quy Tắc Quan Trọng Để Phối Màu Sơn Nhà Nội Thất

Quy tắc phối màu 60 – 30 -10 được xem là nguyên tắc vàng trong trang trí, phối màu. Khi sơn chỉ nên lựa chọn tối đa 3 màu sơn khác nhau, được phối theo cấp độ cụ thể để đảm bảo một không gian ấn tượng tốt về thị giác, tạo sự hài hòa, thanh thoát, giúp ngôi nhà có hiệu ứng thẩm mĩ cao hơn. Màu chủ đạo chiếm 60% là màu cấp 1, màu sơn cấp 2 chiếm 30% và 10% còn lại dành cho màu điểm nhấn.

1. Phối màu sơn theo quy tắc đơn sắc Monochrome

Trong thiết kế Monochrome có nghĩa là đơn sắc. Phong cách thiết kế nội thất đơn sắc chính là loại bỏ đi những chi tiết rườm rà nhằm mục đích đem đến không gian sống tiện ích cho người sử dụng. Để thiết kế được được theo phong cách này việc đầu tiên bạn cần phải lựa chọn một tông màu chủ đạo cho căn nhà của mình.

Nếu bạn muốn theo xu hướng hiện đại 2021 thì bạn nên sử dụng gam màu xám. Vì gam màu xám là gam màu có sự kết hợp giữa màu trắng và màu đen nên rất dễ sử dụng với mọi không gian nội thất.

Ngoài việc sử dụng quy tắc Monochrome để tăng sự cảm giác chiều sâu thì bước đầu tiên nên chọn tông màu phù hợp.

2. Phối màu sơn theo quy tắc liền kề

Sơn nội thất theo kiểu liền kề là cách phối màu theo quy tắc của vòng tròn màu sắc, những màu sắc sắp xếp đứng cạnh nhau trên vòng tròn thì được gọi là màu liền kề: xanh – lục – lam – chàm – tím, đỏ – cam – vàng,…Cách phối màu như này sẽ tạo ra được hiệu ứng chuyển màu nhất định và không những tạo được ra gam màu chủ đạo mà tạo ra được không gian sống động cho ngôi nhà của bạn. dưới đây là một số cách phối màu theo kiểu liền kề:

  • Vàng – Xanh lá mạ – Cam: Đây là 3 tông màu nóng khi kết hợp các tông màu này lại với nhau sẽ tạo cảm giác mạnh cho hiệu ứng màu sắc của ngôi nhà, đồng thời cũng tạo ra được không gian vô cùng sống động mà lại ấm áp.
  • Màu Tím – Xanh nhạt – Xanh lam – Xanh đậm: Đây là 4 tông màu lạnh khi kết hợp hài hòa những tông màu này lại với nhau sẽ có khả năng tạo ra điểm nhấn ấn tượng cho không gian của bạn.
  • Màu Lam – Chàm – Tím: Đây chính là 3 tông được nhiều người sử dụng nhiều nhất trong không gian phòng ngủ. Bởi 3 tông màu này  thể hiện sự quyến rũ và huyền bí cho căn phòng.

3. Phối màu sơn theo quy tắc tương phản Complementary

Complementary là cách phối màu sơn tương phản. Đây chính là cách phối màu khó nhưng nếu bạn nắm được cách phối màu này thì không gian căn nhà bạn trở nên vô cùng ấn tượng và khác biệt. Màu tương phản thường có 3 cặp màu chính: đỏ – xanh lá, xanh dương – da cam, vàng – tím. Dưới đây là một số cách phối màu tương phản Complementary thường sử dụng trong phối màu sơn nội thất:

  • Đỏ – xanh lam – vàng: Khi bạn nối 3 màu này trên bảng màu hình tròn màu sắc thì sẽ tạo ra được một hình tam giác, đây là thủ thuật cơ bản trong cách phối màu. Lưu ý bạn nên chọn những màu trung tính để có sự hài hòa giữa các màu sắc.
  • Vàng – cam – nâu – xanh lam: Khi nối 4 màu này trên bảng màu hình tròn màu sắc bạn sẽ được một hình chữ nhật. Sự kết hợp theo cách này sẽ tạo được năng lượng cho căn nhà của bạn.
  • Vàng – xanh lam – hồng: Khi nối 3 màu này lại trên bảng màu thì sẽ được một hình chữ T. Cách phối này sẽ tạo cảm giác vui nhộn và tăng thêm sự cảm hứng cho bạn. Cách phối màu này rất phù hợp để trang trí cửa hàng.

4. Phối màu sơn theo quy tắc bổ túc bộ ba – Triadic

Phương pháp phối màu sơn nhà đẹp theo nguyên tắc phối màu bổ túc bộ 3 này tương tự như phối màu xen kẽ nhưng có sự khác biệt là cách chọn màu này sẽ tạo thành tam giác đều để phối màu hài hòa.

Khi bạn chọn được 1 màu chủ đạo trên bánh xe màu sắc hãy tìm lấy 2 màu còn lại đối xứng tạo thành tam giác cân làm màu phụ để mang lại không gian ngôi nhà phong phú màu sắc, nổi bật hơn. Đối với cách này nên chọn các màu trung tính để phối giúp không gian hài hòa hơn.

Ví dụ: phối màu sơn nhà với màu đỏ chủ đạo và 2 màu Xanh lam – Vàng.

5. Phối màu sơn nhà theo quy tắc bổ túc bộ bốn – Rectangular Tetradic

Đây là cách phối màu sơn nhà đẹp nhưng phức tạp mất nhiều công sức và cần có kỹ thuật phối màu tốt. Để có được màu sơn nhà đẹp thì người dùng dựa vào bánh xe màu sắc để kết nối 4 màu sắc thành hình vuông hoặc chữ nhật trên bánh xe màu sắc.

Trong đó, bảng phối màu này được hình thành từ 2 cặp màu bổ túc trực tiếp. Tạo thành những cặp màu đối lập nhau, đồng thời bổ sung cho nhau. Tạo nên đặc trưng riêng biệt trong không gian màu sắc nhà ở.

Mẹo hay để phối màu sơn nhà đẹp theo nguyên tắc này là hãy phân nhóm màu nóng (hồng, vàng, cam, đỏ) và lạnh (xanh dương, tím, xanh lá). Đảm bảo chọn màu cân bằng được nhóm màu này.

Ví dụ: Màu vàng – Cam – Nâu – Xanh Lam là 4 màu nối hình chữ nhật trên bảng màu sắc. Giúp mang lại không gian có nhiều dấu ấn, năng lượng, thú vị và cá tính.

Nhìn chung dù chọn phương pháp, cách phối màu sơn cho ngôi nhà theo quy tắc nào thì luôn ghi nhớ tỉ lệ màu chính, phụ. Để tránh không gian không trở thành một đống hỗn độn và giúp chúng cân bằng màu sắc, mang lại những vẻ đẹp riêng biệt, khác lạ nhờ vào cách phối màu sơn nhà đẹp.

Các chủ đề liên quan:

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.