Sơn dầu cũng là một trong những loại sơn nằm trong đa số lựa chọn của khách hàng. Nhưng có lẽ một số khách hàng vẫn chưa biết sơn dầu là gì? Cách sử dụng sơn dầu như thế nào và khi sử dụng sơn dầu thì có cần sử dụng sơn lót không? Chính vì vậy, Sơn Thiên Hồng Ân sẽ giúp bạn giải đáp một cách hiệu quả vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Mục Lục Bài Viết
Sơn Dầu Là Gì?
Sơn dầu là loại sơn trang trí có tác dụng bảo vệ và phục hồi vẻ đẹp của sản phẩm, đồ nội thất. Đây là loại sơn có thành phần gốc nước hoặc gốc dầu, có cấu tạo sản phẩm từ 1 thành phần (gốc Alkyd) hoặc 2 thành phần (Epoxy) có độ bám dính cao trên bề mặt sắt thép kim loại và gỗ là chính.
- Sơn dầu 1 thành phần ( Alkyl): thường được ứng dụng cho cửa sổ, công sắt, cầu thang, lan can hay inox,… các vật dụng trang trí ngoài trời kim loại hoặc gỗ ở các công trình dân dụng.
- Sơn dầu 2 thành phần (Epoxy): thường được sử dụng cho các công trình nhà thép tiền chế, các công trình sắt thép kéo thép nhà xưởng, các công trình cần trục, tường rào sắt, tole kẽm,… trong các công trình xây dựng.
Đặc điểm của sơn dầu
- Sơn dầu có độ bóng cao cùng khả năng bám dính tốt, chống thấm nước và có tính năng chống rỉ, chống ăn mòn cho kim loại, bảo vệ bề mặt gỗ tối đa với độ phủ và bền màu cao.
- Sơn dầu nhanh khô, giúp cho công trình tiết kiệm được tối đa thời gian thi công
- Có màu sắc phong phú đẹp và bền màu với thời gian, vì thế các vật dụng khi được sơn dầu sẽ trở nên đẹp hơn, bắt mắt hơn cũng như được bảo vệ tối đa trước các tác động của môi trường bên ngoài.
- Ngoài khả năng bảo vệ tối ưu cho các bề mặt gỗ, kim loại,.. sơn dầu còn được các họa sĩ sử dụng trong các tác phẩm nghệ thuật.
Sơn Lót Là Gì?
Theo các chuyên gia xây dựng, sơn lót là lớp sơn được tạo lên bởi công thức riêng biệt, chuyên dùng để hỗ trợ sơn phủ bề mặt.
Trên thực tế, sơn lót là vô cùng cần thiết và tất nhiên không phải là khâu “ thừa thãi”, làm lãng phí chi phí của gia chủ. Bất kể tường mới hay tường cũ, mới sơn lần đầu hay sơn lại nhiều lần thì sự góp mặt của sơn lót sẽ giúp gia chủ tạo nên một công trình chất lượng. Sơn lót sẽ góp phần bảo vệ giúp bề mặt sơn trong và sau quá trình thi công được bền bỉ, nâng cao tuổi thọ và bền màu theo thời gian.
Tác dụng của sơn lót trong các công trình
Sơn lót đóng vai trò rất quan trọng đối với những lớp sơn được thi công tiếp theo. Nó giúp cho lớp sơn bên ngoài như lớp sơn phủ được đẹp hơn, làm tăng độ sáng bóng của bề mặt sơn và đều màu hơn. Không chỉ vậy, lớp sơn lót còn có khả năng chống kiềm và chống thấm cho bề mặt tường nhà đảm bảo những tác động xấu đến ngôi nhà của gia chủ đều được ngăn chặn.
Khi Sử Dụng Sơn Dầu Thì Có Cần Sử Dụng Lót Không ?
Sơn dầu là loại sơn không chứa nước nên có thể sơn trực tiếp sơn dầu lên bề mặt cần sơn mà không cần phải sơn lót chống gỉ nên tiết kiệm được rất nhiều thời gian thi công. Lưu ý, trước khi sơn bạn cần phải vệ sinh bề mặt cần sơn thật kỹ để đảm bảo độ bám sơn tốt nhất.
Tuy nhiên vì sơn dầu lâu ngày thường xảy ra tình trạng bong tróc do đặc tính vốn có nên nếu bạn sử dụng sơn dầu cho các vật dụng bằng kim loại, thì có thể sơn lót 1 lớp sơn chống rỉ sau đó sử dụng sơn dầu để sơn phủ lên bề mặt. Lớp sơn lót này sẽ bảo đảm được rằng, đồ vật của bạn sẽ không bị gỉ nếu lớp sơn dầu có bong tróc ra và đồng thời cũng tạo một nền bề mặt tốt cho sơn dầu bám chặt hơn.
Hướng Dẫn Sử Dụng Sơn Dầu Đúng Cách
Trước hết, với bề mặt thường xuyên phải chịu những tác động từ môi trường bên ngoài như: mưa, nắng, khói bụi… việc lựa chọn các loại sơn dầu có độ bóng cao sẽ dễ dàng loại bỏ được vết bẩn bám trên tường, giúp cho bề mặt của tường được vệ sinh nhanh chóng, bảo vệ sức khỏe cho người dùng.
Với bề mặt không gian nội thất, bạn có thể sử dụng sơn dầu ở vị trí chân tường, góc tường hoặc những nơi dễ dàng bị ngấm nước, ngấm ẩm bởi sơn dầu có khả năng ngăn ngừa ẩm mốc hiệu quả. Ngoài ra, sơn dầu cũng là sản phẩm được sử dụng để vẽ tranh tường. Một vài họa tiết trang trí trên tường tạo điểm nhấn sẽ giúp căn phòng càng trở nên sinh động, nổi bật và hấp dẫn thị giác hơn.
Không chỉ vậy, nếu muốn sơn dầu phát huy được hết những công dụng tuyệt vời và hạn chế bớt phần nào những nhược điểm của dòng sơn này, bạn nên dùng hệ thống sơn đồng bộ theo đúng khuyến cáo mà nhà sản xuất đưa ra. Đây cũng chính là cách để giảm thiểu hiện tượng bong tróc và bảo vệ màng sơn lâu bền hơn.
Sơn dầu khá dễ sử dụng bạn chỉ cần pha chế sơn đúng với tỷ lệ mà nhà sản xuất hướng dẫn. Và khi thao tác với loại sơn này, các bạn đừng quên sử dụng đồ bảo hộ một cách đầy đủ để bảo vệ sức khỏe cho mình.
Cách Sử Dụng Sơn Dầu
Vì đặc tính của sơn dầu thường rất khó thi công nên trên các công trình lớn, người ta thường pha thêm các loại dung môi vào sơn. Các dung môi mà bạn có thể pha vào sơn như các loại xăng thơm A92, A95 hoặc các loại dung môi của nhà sản xuất sơn.
Các dung môi này khi pha vào sơn vừa góp phần giúp dễ thi công vừa giúp sơn nhanh khô hơn nhờ đặc tính bay hơi của dung môi. Lưu ý, tuyệt đối không dùng xăng Ron của xe máy và ô tô pha với sơn dầu vì có thể sẽ làm hỏng sơn.
Khi thi công sơn dầu, bạn cần sơn sơn dầu thành nhiều lớp mỏng với nhau. Trong quá trình thi công, cần thực hiện thi công ở nơi thoáng khí, tránh sử dụng sơn ở ngoài trời mưa hoặc không có mái che. Sơn dầu sau khi thi công nếu còn dư, bạn cần đậy nắp thật kín và bảo quản ở nơi thoáng mát.
Trên đây là những chia sẻ của Sơn Thiên Hồng Ân về vấn đề sơn dầu có cần sơn lót không, hy vọng đã mang đến cho quý gia chủ những thông tin hữu ích. Nếu còn có bất kỳ băn khoăn thắc mắc nào cần tư vấn quý gia chủ có thể để lại bình luận ở phía dưới hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo hotline: 0917 121 002 – 0938 197 594 để được các chuyên viên tư vấn và báo giá sản phẩm cụ thể nhất nhé!