Tin Tức Nổi Bật, Tư Vấn Sơn Nhà

Quy Trình Thi Công Sơn Chống Thấm Tường Nhà

Thi công sơn chống thấm được xem là giải pháp hàng đầu giúp bảo vệ ngôi nhà tránh được những tác động của nước mưa xâm nhập vào bên trong tường nhà. Phương án này vừa tiết kiệm được thời gian vừa tiết kiệm chi phí thi công. Quy trình thực hiện cũng khá đơn giản mà không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật phức tạp. Tuy nhiên cần áp dụng quy trình sơn chống thấm đúng tiêu chuẩn kỹ thuật thì mới giúp phát huy hiệu quả tối đa.

Trong bài viết dưới đây, Công Ty Thiên Hồng Ân chia sẻ nguyên tắc và quy trình thi công sơn chống thấm chuẩn kỹ thuật để bạn tham khảo và áp dụng.

Vì Sao Cần Sơn Chống Thấm Tường Nhà?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng thấm, dột cho bề mặt tường nội ngoại thất của ngôi nhà, chẳng hạn như do bê tông không được dầm kỹ, lớp trát bên ngoài không chắc, xây không no mạch hoặc là hư hỏng màng sơn chống thấm, hỏng lớp giấy cách nước… Đặc biệt trong điều kiện khí hậu nóng ẩm mưa nhiều của Việt Nam thì hiện tượng thấm dột càng trở nên phổ biến.

Nếu không thực hiện chống thấm hoặc chống thấm không đúng cách thì chỉ sau một thời gian ngắn khi bị tác động của các yếu tố thời tiết thì tường nhà bạn sẽ xuất hiện các vết mốc, loang lổ, không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn làm ảnh hưởng tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Vì vậy, để phòng tránh hiện tượng này cũng như nâng cao tuổi thọ cho ngôi nhà thì việc sơn chống thấm tường nhà là công đoạn quan trọng mà gia chủ không thể bỏ qua.

Các Nguyên Tắc Chống Thấm

Nguyên nhân dẫn đến các công trình bị thấm nước thường là: kết cấu bê tông không đầm kỹ, lớp trát không chắc, lớp xây không kín mạch, lớp màng sơn chống thấm bị hư hỏng… Để khắc phục những điều này, bạn phải sơn chống thấm đảm bảo các nguyên tắc sau:

♦ Chống thấm từ phía có nguồn nước

Chống thấm từ phía có nguồn nước (chống thấm thuận) là biện pháp chống thấm một cách chủ động, hiệu quả nhất. Đây là phương pháp xử lý chống thấm phổ biến nhất hiện nay với nguyên lý chống thấm chính là xử lý thấm cùng chiều với tác động xâm nhập của nước. Chiều đi của nước sẽ cùng chiều với liên kết chống thấm.

Ứng dụng thực tế:

  • Xử lý chống thấm sàn nhà vệ sinh, chậu rửa, bếp ăn.
  • Xử lý chống thấm tường nhà ngoài trời
  • Xử lý chống thấm trần, mái tôn, sân thượng
  • Xử lý chống thấm hồ bơi được xây dựng trên cao.

♦ Chống thấm phía sau nguồn nước 

Chống thấm phía sau nguồn nước (chống thấm ngược) áp dụng khi không thể chủ động chống thấm ở phía trước nguồn nước. Đây được gọi là chống thấm bị động.

Phương pháp này sẽ tuỳ vào trường hợp cụ thể mà quyết định thực hiện. Chống thấm phía sau nguồn nước hoạt động trên nguyên lý liên kết chống thấm ngược chiều với chiều xâm nhập của nước.

Ứng dụng thực tế: 

  • Chống thấm bể bơi dưới mặt đất và những công trình ngầm trong lòng đất.
  • Xử lý chống thấm khe tiếp giáp hẹp giữa 2 công trình.
  • Xử lý chống thấm tường không trát bên ngoài và nước ngấm vào trong
  • Chống thấm bể nuôi trồng thuỷ sản, ao hồ, tầng hầm nhà do hoạt động của các mạch nước ngầm

Mua ngay: 

♦ Chống thấm “tầng tầng lớp lớp”

Với những bề mặt lồi lõm, gồ ghề, bạn không thể quét một lớp sơn chống thấm mà nên sử dụng nhiều giải pháp chống thấm liên tiếp nhau.

Lưu ý: Đối với những kết cấu bê tông hay bê tông cốt thép, trước khi quét sơn chống thấm thì cần đầm chặt để gia tăng khả năng ngăn nước.

Quy Trình Thi Công Sơn Chống Thấm Tường Nhà

Ngoài những nguyên tắc trên, khi thi công sơn chống thấm cần tuân thủ quy trình sau đây để tăng hiệu quả thấm dột và đảm bảo chất lượng công trình:

∇ Bước 1: Chuẩn bị bề mặt tường trước khi thi công

Bước quan trọng đầu tiên chính là vệ sinh tường để đảm bảo bề mặt tường sạch, khô, ổn định, đảm bảo quá trình chống thấm đạt được độ chính xác cao. Bước này cần được thực hiện tỉ mỉ như sau:

Đầu tiên, sử dụng máy thổi bụi hoặc dụng cụ chuyên dụng khác để thổi bay các lớp bụi bẩn và mảnh vụn. Sau đó loại bỏ vữa thừa, rong rêu,… bằng máy đục.

Bề mặt trước khi sơn chống thấm cần được làm sạch và bằng phẳng. Đối với nền nhà, bạn nên dùng những máy đầm nhà để nén chặt nền.

Tránh trường hợp có khe hở, khoảng không sẽ làm tình trạng thấm dột, sụt lún sàn. Đối với tường nhà, bạn có thể sử dụng giấy ráp để làm phẳng và sạch bề mặt tường trước khi sơn.

∇ Bước 2: Thi công sơn lót (đối với sơn chống thấm màu)

  • Trong trường hợp các gia chủ sử dụng sơn chống thấm màu, sau khi chuẩn bị bề mặt tường sạch sẽ hãy tiến hành thi công 1 – 2 lớp sơn lót.
  • Loại sơn lót thường dùng là loại có màu trắng và được sơn đều, độ dày vừa phải.
  • Lưu ý khi sơn 2 lớp sơn lót: Sau khi sơn lớp sơn thứ nhất, phải đợi cho lớp này khô sau đó mới sơn tiếp lớp sơn lót thứ hai.

Lưu ý: Cần để 4 tiếng cho bề mặt tường khô hẳn.

∇ Bước 3: Thi công lớp sơn chống thấm

§§§ Cách pha sơn:

Trong quy trình thi công sơn chống thấm tường. Thợ thi công có thể pha sơn chống thấm theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tùy thuộc vào từng loại sơn chống thấm tường mà cách pha sơn cũng không giống nhau. Cụ thể:

  • Đối với sơn chống thấm pha xi măng: Chuẩn bị hỗn hợp chống thấm theo tỉ lệ 0.5L nước: 1kg xi măng: 1kg sơn chống thấm. Sau đó sử dụng máy khuấy chuyên dụng để trộn đều hỗn hợp.
  • Đối với sơn chống thấm màu: Thông thường sơn chống thấm màu của các hãng sản xuất hiện nay đều được pha trộn sẵn trong các thùng/ lon. Do vậy, bạn chỉ cần trộn đều sơn lên và sử dụng

Thiên Hồng Ân xin giới thiệu đến bạn dòng sơn chống thấm Jotun Waterguard

§§§ Thi công:

  • Thi công 2 – 3  lớp sơn chống thấm để đạt hiệu quả chống thấm tốt nhất
  • Sơn theo nguyên tắc tầng lớp và những nguyên tắc kể trên để đạt được hiệu quả cao nhất.

§§§ Chú ý khi thi công sơn chống thấm:

  1. Chọn màu sơn: Nên chọn sơn lót chống thấm màu trắng và sơn đều với độ dày vừa phải.
  2. Số lớp cần sơn: Đối với các công trình thực hiện sơn lót 2 lớp thì chỉ cần sơn 1 lớp sơn chống thấm và để giúp cho công trình được đẹp hơn và chống thấm tốt, bền lâu hơn thì sơn thêm lớp thứ hai.
  3. Thời điểm thi công: Tránh thời tiết mưa ẩm sẽ làm ảnh hưởng đến lớp sơn nên lựa chọn ngày có thời tiết khô ráo, thoáng mát.
  4. Ưu tiên thi công chống thấm thuận vì đây là giải pháp tối ưu nhất, dễ dàng thì công cũng như chủ động trong việc bảo vệ.
  5. Lựa chọn loại sơn chống thấm: Cần ưu tiên lựa chọn các loại sơn chống thấm cao cấp, được thị trường công nhận về chất lượng.

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về kỹ thuật, quy trình thi công sơn chống thấm tường nhà nói chung và quy trình sơn chống thấm ngoài trời nói riêng. Bạn có thể tham khảo để tích lũy cho mình những kiến thức hữu ích để có thể giám sát chất lượng khi các đơn vị thi công nhé!

Cuối cùng, đừng quên lựa chọn cho mình một đơn vị thi công chống thấm chuyên nghiệp để giúp bạn an tâm trong mọi hoàn cảnh!

Để mua sơn chống thấm chính hãng. Quý khách hàng vui lòng liên hệ đến Trung tâm phân phối sơn Thiên Hồng Ân qua 1 trong 2 cách sau:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.